Họa sĩ Nguyễn Đức Hòa
1. Sự phát triển phong phú của các chất liệu mỹ thuật hiện nay
3. Có cần định danh, định tính các chất liệu và thể loại cho chính xác hơn không?
Nguyễn Thị Huệ (Thừa Thiên Huế) làm tranh lụa–tổng hợp chia tách không gian thành mấy lớp nông sâu,
Nguyễn Thùy Hương (Tp.HCM) vẽ tempera trên gỗ đầy mơ mộng.
Vương Văn Thạo (Hà Nội) với cách đúc nhựa trong veo, vàng óng giả làm hóa thạch hổ phách,
Lê Lạng Lương (Hà Nội) với cách làm giấy bồi sinh động kỳ lạ,
4. Sáng tạo, phá cách khác với gian lận, giả cầy
5. Mối liên quan giữa lòng tự trọng và sự hiểu biết
6. Rất cần chế tài để thưởng phạt nghiêm minh trong các kỳ Triển lãm MTTQ
(Theo "Soi", nguồn: Hội Mỹ thuật Việt Nam)
Cùng tác giả:
So sánh triển lãm Mỹ thuật toàn quốc của Việt Nam với các nước khác
Người khôn của khó, sơn dầu, 145x200cm, Dương Văn Chung, tác phẩm dự Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc 2010.
1. Sự phát triển phong phú của các chất liệu mỹ thuật hiện nay
Hôm nay chúng ta chứng kiến tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt của đời sống xã hội. Mỹ thuật đương nhiên bị và được tác động toàn diện từ nội dung đến hình thức. Tất nhiên còn phải kể đến những sáng tạo vô bờ bến của các họa sỹ và nhà điêu khắc. Chúng tôi học và làm mỹ thuật từ thời bao cấp, từng phải nghiền bột mầu với dầu lanh làm sơn dầu, nhổ lông lợn làm bút vẽ hay tận dụng mặt sau của mấy tờ inrônêô mà ký họa… Nay thì mọi họa phẩm ê hề, nhiều không kể xiết.
Đáng chú ý là bây giờ có nhiều họa phẩm có thể thay thế nhau mà khán giả nếu không tinh thông sẽ khó lòng phân biệt. Xin đơn cử mấy ví dụ có ngay trong triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc 2010 của chúng ta: Acrylic có thể thay thế sơn dầu, sơn TOA mà cứ bảo là sơn mài, composit giả đồng, giả gỗ, giả gốm, mảng màu lụa mà cứ thẳng tưng, ke tắp vì in lưới rồi mới tô thêm màu nhòe, hay khắc gỗ mà không cần bản khắc vì chỉ cần vẽ bút xóa lên nền giấy đen, sau đó phơi chụp lên lưới…
Tất nhiên là không thể cứ vì thế mà loại tranh của người ta. Đây là nghệ thuật, miễn đẹp là được. Với nghệ sỹ thì đẹp, độc đáo và mang thông điệp là mục đích tối thượng, bất cần phân vân về lý thuyết hay chất liệu. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy có những nguyên tắc cần được thiết lập để nhận chân giá trị, để nghiên cứu và nhất là quản lý. Đồng thời có những giới hạn không thể để bị qua mặt vì nếu bị qua mặt là mất nghệ thuật hay nói cách khác là BỊ LỪA.
2. Tại sao bây giờ lại có nhiều sự rắc rối về chất liệu đến vậy?
Thế giới đang Toàn cầu hóa hay có người bảo đang Phẳng hóa. Nước ta chỉ là một mắt xích trong cái guồng quay chung ngày càng tăng tốc. Mỹ thuật vốn mang nhiều tính độc đáo cá nhân nhất trong các ngành nghệ thuật mà cũng chịu tác động khó cưỡng của liên thông, liên kết và liên ngành. Nhiều chất liệu cũ được cải tiến. Nhiều chất liệu mới xuất hiện. Nhiều tìm tòi, thể nghiệm mới của các họa sỹ làm các khán giả say đắm, ngưỡng mộ, giật mình đồng thời cũng có cả tưởng bở hoặc kinh hãi. Có những thể loại tranh trước đây chỉ có những cao thủ với tay nghề siêu việt mới dám trổ tài thì nay bỗng thành “chuyện nhỏ”.
Xin đơn cử như làm bìa sách hay vẽ tranh cổ động có kèm chân dung hiện thực điển hình của lãnh tụ. Sử dụng máy vi tính thay thế cho tay nghề lão luyện là chuyện khỏi bàn cãi. Đích thực đây là bước tiến vượt bậc của thời đại. Các kỹ thuật và chất liệu mới luôn luôn theo hướng làm mỹ lệ hóa sản phẩm. Tuy nhiên, trong nghệ thuật tạo hình thì đôi khi ngược chiều. Mỹ lệ hóa chắc gì đã hay hơn thô mộc? Bởi vậy các nhà sưu tập vẫn mua các bản khắc gỗ in tay hay áp phích vẽ tay mà làm lơ với những bản in máy hàng loạt. Vì thế nên mới có chuyện họa sỹ ta phải chép lại bằng bột mầu những bức áp phích đã in từ xưa để gửi bán ở gallery. Có thể cũng chung một ý như vậy khi mấy họa sỹ làm tranh khắc gỗ mà không có bản khắc như ở trong triển lãm MTTQ năm nay.
Được mùa, khắc gỗ, 54x74cm, Phạm Hùng Cường, tác phẩm dự triển lãm MTTQ 2010
Mặt khác chất liệu truyền thống khiến một số họa sỹ thấy gò bó và muốn cải tiến bằng những nỗ lực cá nhân. Đồng thời còn có xu hướng giản tiện hóa, thô mộc hóa, lắp ghép hóa, kỳ vĩ hóa.v.v… Cho nên ta mới thấy trong triển lãm có loại sơn mài mà không mài, loại sơn TOA thay sơn mài, loại dây điện lằng nhằng gắn vào tranh, kiểu kèn đồng nát lắp ghép làm tượng, có bức tưởng sơn dầu hóa ra là digital hay tranh đồ họa mà là ảnh vi tính những cành cây đối xứng v.v…và v.v…
3. Có cần định danh, định tính các chất liệu và thể loại cho chính xác hơn không?
Theo chúng tôi thì rất cần, ít nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý. Thật ra , trước triển lãm MTTQ 2010, tôi không mấy băn khoăn về thể loại và các chất liệu mỹ thuật vì tôi nghĩ đơn giản sơn dầu là sơn dầu, sơn mài là sơn mài, khắc gỗ là khắc gỗ, vậy thôi. Nhưng khi tham gia Hội đồng Nghệ thuật 2010 thì chúng tôi mới gặp một số trường hợp khó xử:
Một số tác giả đã xử lý ảnh qua máy vi tính rồi in lên toan để giả làm sơn dầu. Trường hợp này chúng tôi đành phải loại.
Có tác giả nộp tranh khắc gỗ, từ bố cục tới tạo dáng nhân vật đều hay, nhưng xét kỹ thì tranh ấy không hề có bản khắc, và tác phẩm là một bản photocopy. Đương nhiên, chúng tôi cũng đành phải loại.
Chúng tôi biết mấy tác giả kể trên muốn tận dụng khoa học kỹ thuật để làm giả các chất liệu sang-quý mà đỡ phải mất công vẽ hay khắc rất nhọc nhằn. Thật đáng buồn. Tôi tưởng tượng nếu bỏ qua cho họ thì rất có thể đến một ngày nào đó sẽ có hàng loạt họa sỹ sơn dầu mà không biết vẽ sơn dầu, hàng loạt họa sỹ làm tranh khắc gỗ mà tác phẩm lại là bản in photocopy.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng phải dè chừng để khỏi khắt khe quá. Nghệ thuật nói chung không thể mãi mãi vẫn như cũ mà cần tiếp nối truyền thống và cách tân. Có tác giả như Việt Kim Quyên (Tp.HCM) đã làm tranh in trên vải tưởng như sơn dầu, nhưng lại rất đúng cách khi đề chất liệu làDigital Art. Tôi đã về tra từ điển thì thấy đây là cách làm hợp lệ, tranh xứng đáng được bày trong triển lãm MTTQ.
Thành phố mới, vải bố, 100x135cm – Phạm Kim Quyên
Mấy tác giả khác như Nguyễn Thị Sao (Hà Nam), Phạm Hùng Cường (Hà Nội) đã làm những bức tranh khắc gỗ mà phần lớn vẽ tay trên giấy dó, cho dù hết sức tinh vi. Tranh của họ vẫn đẹp, xứng đáng được bày với điều kiện đổi tên chất liệu thành tranh đen trắng.
Chiều thôn dã- 2009, (đề là) khắc gỗ, 86x86cm, Nguyễn Thị Sao
Vượt trọng điểm, (đề là) khắc gỗ, 55x78cm, Phạm Hùng Cường
Tác giả Dương Thị Quang Sắc có một bức tranh đầy rung động cảm xúc nhưng không thể để là tranh khắc gỗ mà sửa là in gỗ thì hợp lý hơn.
Tập bơi, (đề là) khắc gỗ, 60x90cm, Dương Thị Quang Sắc
Một số tác giả có những hướng đi lạ, độc đáo, rất đáng khích lệ về chất liệu như Dương Văn Chung (Thái Nguyên) làm tranh nho mài,
Quá tải, nho mài, 75x200cm, Dương Văn Chung
Nguyễn Thị Huệ (Thừa Thiên Huế) làm tranh lụa–tổng hợp chia tách không gian thành mấy lớp nông sâu,
Dương gian, lụa tổng hợp, 80x80cm, Nguyễn Thị Huệ
Nguyễn Thùy Hương (Tp.HCM) vẽ tempera trên gỗ đầy mơ mộng.
Trang điểm- 2009, tempera trên gỗ, 115x140cm, Nguyễn Thùy Hương
Cũng còn phải kể đến những tác giả điêu khắc mà tôi khâm phục vì họ rất chịu khó tìm hướng đi độc đáo về chất liệu như Phạm Ngọc Lâm (Hải Phòng) với trường phái Đồ vật có sẵn – ready-made,
Ban nhạc đồng nát, đồng, 200x260x200cm, Phạm Ngọc Lâm
Vương Văn Thạo (Hà Nội) với cách đúc nhựa trong veo, vàng óng giả làm hóa thạch hổ phách,
Hóa thạch sống, tổng hợp, 70x20x20cm, Vương Văn Thạo
Lê Lạng Lương (Hà Nội) với cách làm giấy bồi sinh động kỳ lạ,
Con người, sắt, 40x97x120cm, Khổng Đỗ Tuyền
4. Sáng tạo, phá cách khác với gian lận, giả cầy
Như trên chúng tôi đã trình bày: có những tranh khắc gỗ mà khó lòng tìm ra bản khắc, nhưng không vì thế mà loại bỏ thẳng thừng. Kiểu này chia làm hai dạng: nếu vẫn có chất lượng thì đáng để bày nhưng không ghi chất liệu khắc gỗ mà cần đổi thành tranh đen trắng. Nhưng nếu là bản photocopy thì đành phải loại vì không có triển lãm mỹ thuật nào chấp nhận bày dạng này như một tác phẩm mỹ thuật, trừ dạng tài liệu. Tất nhiên tranh đen trắng khó lòng được xét giải thưởng nếu so với khắc gỗ vì đây mới là chất liệu thứ thiệt. Và đây cũng là một vấn đề then chốt khác, không kém phần quan trọng nhưng ẩn giấu đằng sau cái vỏ chất liệu.
Hẳn mọi người còn nhớ cách đây chưa lâu, phần lớn chúng ta coi thường sơn Nhật vì nghĩ đó là sơn mỹ nghệ, màu nông cạn bề mặt. Nay thì mặc nhiên đa số lẳng lặng thừa nhận: sơn Nhật vẫn tạo ra những tác phẩm sơn mài chất lượng sâu thẳm. Cũng mới đây thôi, ai nấy đều bĩu môi về sơn TOA thì nay đã lác đác có những tranh sơn mài không mài mà chỉ đổ màu tung tóe. Cũng chẳng sao, miễn đẹp! Tất nhiên cũng chẳng phải cứ tung tóe thì đẹp. Và đôi khi ranh giới xấu-đẹp hết sức mong manh, đành phân định bằng bỏ phiếu kín.
5. Mối liên quan giữa lòng tự trọng và sự hiểu biết
Chúng tôi xin đề cập đến trường hợp của tác giả Đinh Lực với nỗi buồn tê tái trong lòng. Triển lãm được mấy ngày thì có người phát hiện bức khắc gỗ của anh Lực giống với bức của chính anh từng tham dự Triển lãm MTTQ 1995. Chúng tôi đã so hai hình in tranh anh trong hai cuốn vựng tập 1995, 2010 với bức tranh cụ thể của anh treo trong triển lãm. Đó là ba bức khắc gỗ in giấy đen rất giống nhau về bố cục, đường nét, mảng miếng, chỉ khác về màu. Mà trong thể loại tranh khắc gỗ thì khác màu không được coi là tranh khác.
Quê hương 1- Khắc gỗ, 55x75cm, Đinh Lực
Ban tổ chức đã quyết định dỡ tranh xuống. Sau đó anh Lực đã gọi điện cho chúng tôi, phân trần hồi lâu về khuôn khổ to nhỏ khác nhau giữa hai bức tranh, về ý đồ bộ tranh ba bức của anh mà Hội đồng chỉ chọn một, và chính anh cũng không biết cách trình bày đó là tranh bộ ba để khi duyệt thì hoặc được cả ba hoặc loại cả ba. Nhân đây, tôi cũng xin nhận trách nhiệm của ủy viên đồ họa trong Hội đồng nghệ thuật vì chưa đủ tinh tế để sớm nhận ra bức khắc gỗ phạm quy của anh. Thực ra, ngay từ đầu tôi đã thấy bức khắc gỗ đó trông rất quen, nhưng lại tưởng nó không phạm quy nếu từng triển lãm các năm 2006 – 2009. Mặt khác, chúng tôi quá tin vào lòng tự trọng của một tác giả lớn tuổi, chuyên đồ họa lâu năm, từng đoạt nhiều giải thưởng quốc tế về đồ họa. Trước tin bao nhiêu thì nay tôi thất vọng bấy nhiêu.
6. Rất cần chế tài để thưởng phạt nghiêm minh trong các kỳ Triển lãm MTTQ
Theo thiển ý của chúng tôi, đã đến lúc cần có một chế tài chi tiết, chặt chẽ để có thể thưởng phạt nghiêm minh trong Triển lãm MTTQ. Sự gian lận từng có bởi một sinh viên trẻ tuổi còn là dễ hiểu, nhưng lần này bởi một tác giả lớn tuổi, chuyên nghiệp, từng đoạt nhiều giải thưởng quốc tế là hết sức đáng buồn. Nhẹ nhất thì cũng đành phải nghĩ rằng anh đã thiếu hiểu biết về quy chế gửi tranh và duyệt tranh. Nếu có chế tài chặt chẽ về Triển lãm MTTQ, lại phổ biến kỹ trong giới họa sỹ thì chắc chúng ta sẽ đỡ gặp phải những trường hợp đáng buồn như kể trên. Cuối cùng, chỉ xin lưu ý: sở dĩ người phương Tây có ý thức tự giác cao vì luật pháp của họ rất chặt, rất chi tiết.
-------------(Theo "Soi", nguồn: Hội Mỹ thuật Việt Nam)
Cùng tác giả:
So sánh triển lãm Mỹ thuật toàn quốc của Việt Nam với các nước khác
Chất liệu để làm mỹ thuật rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là không được giả dối
Trả lờiXóaXã hội càng phát triển thì đòi hỏi Mỹ thuật cũng phải thay đổi; điều quan trọng để có tác phẩm đẹp thì phải có chất liệu tốt
Trả lờiXóa