![]() |
Bảo vệ tác phẩm theo Luật Sở hữu trí tuệ |
Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo
và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung,
chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã
đăng ký hay chưa đăng ký.
Điều 18. Quyền tác giả
Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm
quyền nhân thân và quyền tài sản.
Điều 19. Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
1. Đặt tên cho tác phẩm.
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên
thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa
chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại
đến danh dự và uy tín của tác giả.
Điều 20. Quyền tài sản
1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
c) Sao chép tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu
tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào
khác;
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ
sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện
theo quy định của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc
toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này
phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho
chủ sở hữu quyền tác giả.
Điều 25. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không
phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải
xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học,
giảng dạy của cá nhân;
b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để
bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp
ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh
của tác phẩm đó;
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1
Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm,
không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải
thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
Điều 27. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19
của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.
2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền
tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm
khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được
công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng
chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định
hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối
với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo
hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản
này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm
tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt
vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả
1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học.
2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác
giả.
4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được
phép của đồng tác giả đó.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ
hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở
hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25
của Luật này.
7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả,
chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh,
trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền
tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định
của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
Điều 45. Quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền
liên quan
1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ
sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với
các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều
31 của Luật này cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp
luật có liên quan.
2. Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy
định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm.
(...)
Rất chặt chẽ
Trả lờiXóaMọi người nên nghiên cứu nội dung này
Trả lờiXóaBài viết rất hữu ích
Trả lờiXóaBản quyền đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các tác giả, nghệ sĩ, nhà sáng tạo và các doanh nghiệp. Dưới đây là một số vai trò chính của bản quyền:
Trả lờiXóa1. **Bảo vệ quyền lợi của tác giả**: Bản quyền giúp bảo vệ quyền lợi của những người sáng tạo nội dung, đảm bảo rằng họ được công nhận và đền bù xứng đáng cho công sức và tài năng của mình.
2. **Khuyến khích sáng tạo**: Khi các tác giả biết rằng họ sẽ được bảo vệ và đền bù cho công việc của mình, họ sẽ có động lực để tiếp tục sáng tạo và phát triển các tác phẩm mới.
3. **Thúc đẩy kinh tế**: Bản quyền giúp tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, nơi các doanh nghiệp có thể đầu tư vào việc phát triển và phân phối các sản phẩm sáng tạo mà không lo bị sao chép bất hợp pháp.
4. **Bảo vệ người tiêu dùng**: Bản quyền giúp đảm bảo rằng người tiêu dùng có thể tiếp cận với các sản phẩm chất lượng và chính hãng, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.
5. **Bảo vệ văn hóa và di sản**: Bản quyền giúp bảo vệ và duy trì các giá trị văn hóa và di sản của một quốc gia, đảm bảo rằng các tác phẩm nghệ thuật và văn hóa được bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ sau.