Ngựa trong đình làng Việt

30/01/2014
Nhân dịp giao thừa bước sang năm Giáp Ngọ, MTHP sưu tầm được bài viết có ảnh minh họa về ngựa trong điêu khắc đình làng của tác giả Nguyễn Đức Bình. Đây có thể coi là một sự nghiên cứu rất giá trị của tác giả và có ích với nhiều người yêu Mỹ thuật truyền thống của dân tộc ta.
Nhân dịp năm mới kính chúc tác giả và tất cả các nghệ sĩ tạo hình cùng các quý vị yêu thích Mỹ thuật một năm mới nhiều niềm vui và đầm ấm!


Ngựa, đình Tây Đằng, thế kỷ 16

Trước thế kỷ 16, Ngựa xuất hiện trong điêu khắc truyền thống không nhiều. Từ thời tự chủ, chỉ còn tồn tại được một số tượng ngựa đứng chầu im lặng còn sót lại trong lăng mộ thời Trần, thời Lê sơ. Đến thời nhà Mạc (thế kỷ 16), nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc dân gian bùng nổ, rồng, tiên, linh thú và con người xuất hiện nhiều trên chạm khắc đình làng.


Cầu hiền, đình Hoành Sơn, thế kỷ 18

Kỵ binh, đình Liên Hiệp, thế kỷ 17

 Ở đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội), một linh thú mang hình dáng con ngựa có cánh đang được chạm bay bổng trên trụ đấu vì nóc như đang lao vút vào không gian. Đó cũng là hình ảnh con ngựa chạm khắc độc lập, không tham gia cùng yếu tố trang trí nào.

Ngựa, đình Chu Quyến, thế kỷ 17 

Quản ngựa, đình Diềm, Bắc Ninh, thế kỷ 17

Quản ngựa, đình Hoành Sơn, thế kỷ 18

Rước, đình Quang Húc, thế kỷ 17

Vinh quy, đình Liên Hiệp, thế kỷ 17

 Sang thế kỷ 17 và đầu 18, trên chạm khắc đình làng, hình ảnh ngựa luôn gắn liền với hình ảnh con người. Có ngựa thì có người ở bên, không tách rời. Ngựa xuất hiện trong lễ hội, săn bắn, đua tài. Hình ngựa được mô tả hiền lành, gần gũi, trong hình dáng và tư thế quen thuộc. Khi tạo hình những con ngựa, người thợ không quên khoác cho nó đầy đủ yên cương, lục lạc. Ngựa như là biểu thị của sự cao sang, quyền quý và vị thế của con người. Đẹp nhất vẫn là những hình ngựa chạm khắc trên kiến trúc đình Quang Húc, đình Hoành Sơn. Ngựa và người ở đây được tạo hình khúc triết, bố cục mạch lạc, chặt chẽ, ngựa và người dường như có sự đồng cảm thân phận.

Vinh quy, đình Ngọc Canh, Vĩnh Phúc, thế kỷ 17

Vinh quy, đình Ngọc Canh, Vĩnh Phúc, tk 17

Đi săn trở về, đình Hương Canh, Vĩnh Phúc, thế kỷ 17

Đi săn, đình Liên Hiệp, thế kỷ 17

Đám rước, đình Phùng, Hà Nội, thế kỷ 17

Đám rước, đình Phú Xuyên, thế kỷ 18

Ngựa trong chạm khắc đình làng châu thổ Bắc Bộ không có dáng vẻ mạnh mẽ như những chú ngựa ở vùng thảo nguyên bát ngát, không bao hàm triết lý sâu sa như những hình tượng nghệ thuật khác. Ngựa trong chạm khắc đình làng mang vẻ đẹp hồn hậu, lạc quan, mang ước vọng yên bình của người nông dân trong xã hội phong kiến Việt Nam.
-------------
Bài và ảnh của Nguyễn Đức Bình (MTHP sưu tập trên Facebook của tác giả)

5 nhận xét:

  1. Nếu theo thuyết của Đacwyn, thì loài người chúng ta là Em của Ngựa ! vì loài Người ra đời sau loài Ngựa ! Loài Ngựa đã được các cụ nhà ta tôn vinh là rất xứng đáng !! Ngày nay Con ngựa sắt ( moto, oto,...) đã thay thế con ngựa hiền lành và rất nhớ đường về nhà chủ ! Tôi rất yêu quý con Ngựa và rất thương chúng, như các cụ ngày xưa vậy ! !

    Trả lờiXóa
  2. Đây là những bức họa rất nổi tiếng và được nhiều người mến mộ

    Trả lờiXóa
  3. Những tác phẩm nghệ thuật này rất đẹp và đầy tính sáng tạo

    Trả lờiXóa
  4. Những tác phẩm này rất tuyệt vời

    Trả lờiXóa

Xin mời đóng góp những ý kiến quý báu của bạn!