Nhà điêu khắc Bùi Viết Đoàn (AHKI Bùi) - Biếm họa của thangmdk
Thời sinh viên khi nghe thầy giảng về năm không gian nghệ
thuật, không gian ảo, không gian thật, rồi tiếng chuông, mặt hồ. . . . cứ u u
mơ mơ, chả hiểu mô tê gì, qủa thật nhìn quanh mình chẳng thấy có cái không gian
điển hình nào để làm ví dụ
Thầy bảo làm điêu khắc, các em không được đem cái tượng
trong studio của mình ra mà đặt lung tung, kẻo thì bị và mang tiếng là . . . mù
đấy, thấy cũng đúng, này nhé: tượng đem ra cạnh bờ hồ Gươm thế là thành TƯỢNG
BỜ HỒ thật, tủn mủn, lăn lóc chả ăn nhập gì. Cái vườn hoa thì bé tí, có
cái tượng rõ là to, trong cái tượng to thì có cái gì be bé. . . .
Khi ra trường được đi thăm thú một số nơi mới vỡ ra, à muốn
đặt cái tượng của mình thì mình PHẢI làm không gian cho nó trước, dù to hay nhỏ,
trong nhà hay ngoài đường đều phải nghiên cứu kỹ. Tính tỷ lệ chuẩn, làm sao cho
bốn phương tám hướng đều hòa hợp với cảnh quan môi trường, tạo ấn tượng thị giác
với người xem và đặc biệt hơn nữa là tác phẩm luôn luôn phải có một góc nhìn
hợp lý so với ánh sáng mặt trời, không bị ngược sáng che mất ý tưởng chính.
Đi tìm những không gian đẹp của điêu khắc thế giới rất nhiều,
những đất nước phất triển, điêu khắc của họ đẹp cả về hình thể, ý tưởng sáng
tạo và chất liệu thể hiện sang trọng, sự tôn trọng nghệ sĩ đã tạo nên nhiều
tác phẩm vô giá mà ở đó giá trị thẩm mỹ trường tồn với thời gian.
Thế còn chúng ta, tại sao chúng ta chưa có những tác phẩm
điêu khắc công cộng ấn tượng và khúc triết của nghệ thuật môi trường. Tài năng
ư, người Việt mình đâu thiếu, hay tiền bạc, chúng ta đầu tư cũng rất nhiều. Vậy
điều gì làm cho nó trì trệ vậy, có lẽ tầm nhìn của chúng ta bị hạn chế chăng
khi ta không dám làm những tác phẩm vượt thời gian về thẩm mỹ. Những tác
phẩm ca ngợi lãnh tụ xuất hiện nhiều, đề tài chiến tranh nhiều, công nông binh
cũng nhiều , nhưng ta tự hỏi thế giới họ cũng làm nhiều những đề tài như vậy
nhưng rất nghệ thuật và có tính vượt thời gian, xem mãi vẫn thấy đẹp. Chúng
ta đang qúa nhiều lý do để bào chữa cho sự phát triển trì trệ, nghệ sĩ họ cũng
được "đặt hàng" đấy thôi, chứ ai có tiền để làm tác phẩm lớn đâu.
Việt Nam có một nền văn hóa truyền thống lâu đời, tiếp
cận với nền văn hoá phương Tây cũng lâu rồi, nhưng tác phẩm điêu khắc công cộng
Việt nam vẫn nhạt nhòa bản sắc, nhìn nhận về không gian không rõ ràng. Những bố
cục về hai nam một nữ nhan nhản ra, sự khô cằn về tư duy có phải đã giết chết cái cảm xúc, sự
sang tạo bất tận mà người nghệ sĩ nào cũng phải có. Thế mạnh nghệ thuật điêu
khắc công cộng Việt nam là ở đâu, học theo ai thì phát triển, không khó để tìm
câu trả lời khi người nghệ sĩ lao động và tư duy thật sự.
Vài sự suy nghĩ cho nghệ thuật điêu khắc công cộng ở Việt
Nam, đẫu biết từ nghĩ đến làm còn xa lắm, hy vọng vào một sự đổi thay và phát
triển của cuộc sống nghệ thuật của Việt nam
Tác phẩm Cổng Đám Mây của nhà điêu khắc Anish Kapoor tại
Thành phố Chicago-Hoa Kỳ