Bức tượng sư tử mình người

Bức tượng sư tử mình người màu trắng bé xíu, chỉ cao hơn 8 cm, cực hiếm với 5.000 năm tuổi từ nền văn minh Mesopotamia cổ xưa được bán ở New York với giá 57,2 triệu USD, lập kỷ lục ở cả hai lĩnh vực điêu khắc và đồ cổ.

Lưỡng Hà là tên gọi của một vùng địa lý và của một nền văn minh ở nơi gồm lãnh thổ Iraq, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại. Tên gốc của nó xuất phát từ tiếng Hy Lạp μέσος "giữa" và ποταμός "sông", để chỉ hai vùng châu thổ sông Euphrates và sông Tigris cũng như vùng đất nằm giữa chúng. Tương tự, trong tiếng Ả rập nó được gọi là بين نهرين Bayn Nahrain "giữa hai con sông". Vùng địa lý được cung cấp nước từ hai con sông đó thường được gọi là "Cái nôi của Văn minh", bởi chính tại đây những xã hội tri thức đầu tiên đã phát triển từ cuối thiên niên kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Từ Lưỡng Hà (mesopotamia) đã được tạo ra trong giai đoạn Hy Lạp và không hề có biên giới rõ ràng xác định vùng này, để chỉ một vùng địa lý rộng lớn và có lẽ đã được người Seleucid sử dụng. Vùng này đã từng trở thành một tỉnh của Đế chế La Mã trong một thời gian ngắn ở thời Trajan, với tên gọi Provincia Mesopotamia. Các nhà học giả đã cho rằng thuật ngữ biritum/birit narim trong tiếng Akkad tương ứng với một khái niệm địa lý và đã xuất hiện ở thời vùng này đang trải qua giai đoạn Aramaic hoá. Tuy nhiên, một điều cũng được nhiều người chấp nhận rằng những xã hội Lưỡng Hà sớm đơn giản chỉ phản ánh toàn bộ những vùng bồi tích, kalam trong tiếng Sumer (dịch nghĩa "đất đai"). Những thuật ngữ gần đây hơn như "Đại Lưỡng Hà" hay "Lưỡng Hà Syria" đã được chấp nhận với nghĩa chỉ một vùng địa lý rộng hơn tương đương vùng Cận Đông hay Trung Đông. Những tên khác sau này đều là các thuật ngữ do người Châu Âu đặt cho nó khi họ tới xâm chiếm vùng đất này vào giữa thế kỷ 19.
Tác phẩm Guennol Lioness này được chạm khắc tinh xảo, chỉ cao hơn 8 cm. Theo nhà đấu giá Sotheby’s, nó được xem là một trong những kiệt tác còn lại của nền văn minh Lưỡng Hà đang được lưu giữ bởi các nhà sưu tập tư nhân.


 Hai chuyên gia mua bán đồ cổ Richard Keresey và Florent Heintz nói rằng thật là vinh dự cho họ khi được cầm tượng Guennol Lioness, một trong những tác phẩm nghệ thuật cực hiếm của mọi thời đại. Một nhà am hiểu về hội họa, điêu khắc đã cho họ biết là ông luôn quan tâm đến dáng vẻ của “bức tượng đẹp nhất trên trái đất” này. 
 Tại cuộc đấu giá đầu tháng 12-2007, đã có 5 người đặt giá tranh nhau mua tác phẩm điêu khắc này, trong đó có 3 người gọi đến bằng điện thoại và 2 người có mặt tại phòng đấu giá. Người đã thành công trong việc mua tượng Guennol Lioness muốn được giấu tên và ta chỉ biết đó là một người Anh. 
 Tượng Guennol Lioness đã phá kỷ lục về giá của tác phẩm điêu khắc mà tác phẩm Tete de Femme (Dora Maar) của Picasso đã lập được hồi tháng 11 tại phiên đấu giá của Sotheby’s ở New York với số tiền 29,1 triệu USD. Guennol Lioness cũng đánh bại mức giá 28,6 triệu USD - kỷ lục của Artemis and the Stag, một đồ cổ bằng đồng với 2000 năm tuổi do Sotheby’s đưa ra đấu giá ở New York hồi tháng 6. 
 Tượng Guennol Lioness đã từng được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Brooklyn, New York. Nhỏ về kích cỡ nhưng lại lớn về ý nghĩa, bức tượng này là sự kết hợp của chúa sơn lâm và con người. Đầu sư tử nhìn về phía trái và tựa vững chãi trên một thân người đầy cơ bắp nổi cuộn. Các chuyên gia cho rằng “nhân vật” này có lẽ đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng cổ xưa của xứ Mesopotamia.
(Wikipedia - AFP)