Tranh ngựa của Lê Trí Dũng

23/01/2014
Lê Trí
Lê Trí Dũng - Ngựa 3 - Màu nước trên giấy xuyến chỉ (1989)

Cách đây 12 năm, năm 2002, năm Nhâm Ngọ… Một đêm, có con ngựa Ô Việt chạy nước kiệu tới tìm tôi. Lưng nó đèo một bó sen… Gọi là Ô Việt vì nó không cao lớn, xù xì như ngựa của Uất Trì Cung trong Thuyết Đường, không bốn vó trắng như tuyết như ngựa của Hô Diên Chước trong Thủy Hử, không đen sì đen sịt như ngựa của Trương Phi trong Tam Quốc Chí… Nó nhỏ nhắn, gọn gàng, sắc hơi ngả nâu sậm, đuôi, bờm vừa phải, ngực nở, bụng thon, đôi mắt dữ dội… Rõ ra một con ngựa Ô thuần Việt! Tôi đỡ lấy bó Sen, ôm nó vào lòng, nghe trái tim nó đập dồn trong lồng ngực non trẻ, mồ hôi ngựa rất lạ, hoi hoi, khê khê, ướt át… Nó rúc đầu vào nách tôi, mũi phì phì phả khói… Kể từ đó theo nó là hàng đàn ngựa về với tôi, Bạch mã, Xích Thố, Đốm Hoa, ngựa Hồng, Hoàng Kim mã… Phần lớn là yên gấm đai vàng, dây cương tung bay trong gió… Hàng không Việt Nam liền cho in một cuốn Lịch Tết 12 con ngựa. Tôi đem đến Báo Văn Nghệ. Đúng lúc anh Hữu Thỉnh bảo họa sỹ Thành Chương phải nghĩ một bìa báo Tết. Thành Chương bảo: Bìa đây chứ đâu nữa…! Vẽ ngựa đến thế này là hết rồi! Anh Thỉnh bảo tôi: Chú có phải tuổi ngựa đâu mà vẽ nhiều ngựa thế? Sau này, bao nhiêu nhà báo trong và ngoài nước cũng hỏi tôi như thế. Tại sao, tại sao vẽ lắm ngựa thế? Cả ngàn con rồi.

Lê Trí Dũng - Ngựa 30 - acrylic trên giấy dó


Lê Trí Dũng - Ngựa 6 - acrylic trên toan

Lê Trí Dũng - Ngựa 15 - acrylic trên toan


Lê Trí Dũng - Ngựa 13 - Màu nước trên giấy xuyến chỉ (1989)

Thực ra, để trả lời các câu hỏi đó, tôi đã phải nghĩ ra bao nhiêu là lý do, nào là vì con ngựa có đủ đức tinh cao quí: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín… Rồi Trung, Dũng… Để chứng minh tôi phải vận dụng cả kho kiến thức nghèo nàn của mình ra, nào là tích “Ngựa quen đường cũ”, rồi “Tái ông mất ngựa”, rồi “Xích Thố bỏ ăn”, rồi “Con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”, rồi “Nhảy ngựa Đàn Khê”… Có lần, để khỏi dài dòng kể lể cho các ông Tây bà đầm khi mua tranh, tôi viện luôn lý do là con trai tôi tuổi ngựa, các ông Tây bà đầm thích lắm, thật thắm tình phụ tử! Thật ra, tất cả các lý do đó không hề sai. Đúng là hùng hục kéo xe, kéo cày từ mờ sáng đến tối đêm, tối về nhai bó cỏ, suốt đời không ăn thịt, không hại ai, lâm trận thì coi chốn tên bay đạn lạc như không, lại còn bị đem nấu cao bồi bổ sức khỏe cho con người, nhất là mấy anh Bạch mã. Anh nào khéo léo sau vài cua huấn luyện đã có thể ra rạp xiếc biểu diễn. Lại còn những cuộc đua ngựa nữa chứ, vẻ phong lưu mã thượng, tốc độ như gió khiến nhiều nước tự hào là Thiên Lý Mã…Và cũng vì thế, Ngựa như là biểu tượng cho sự may mắn, an lành, phúc đức…

Lê Trí Dũng - Ngựa 57 - acrylic trên giấy dó


Lê Trí Dũng - Ngựa - acrylic trên giấy dó

Lê Trí Dũng - Ngựa 9 - Màu nước






Nhưng thâm tâm, tôi vẫn không biết vì nguyên nhân gì chính xác khiến tôi yêu ngựa vẽ ngựa nhiều như thế? 
Thoắt cái! Đã 12 năm rồi, nhanh thật! 
Bỗng một ngày, nghe ông thầy giảng về “Kiếp”. Rằng tâm linh Đông phương quan niệm và chứng minh được là có “kiếp” hẳn hoi!... Đêm hôm ấy, lạ thay trong giấc ngủ chập chờn, trong sự bình an tâm hồn, trong tĩnh lặng tuyệt vời của thinh không, con Ô Việt của tôi gõ nước kiệu dồn dập phi về trong nỗi nhớ nhung, nỗi mừng khôn tả của tôi, lưng đèo thêm cành đào thắm! Nó vẫn nâu sậm, như đen, nhỏ nhắn, săn chắc, nở nang, sung mãn… Nó vẫn luôn ở bên tôi, nó và đồng đội nó đã cứu tôi thoát hiểm trăm lần, nhất là thời bao cấp khốn khó! Và bây giờ nó vẫn đồng hành với tôi, thực ra chưa khi nào nó rời tôi, thật thế! 
Và bất ngờ! Tôi bỗng ngộ ra điều kỳ thú: Kiếp trước của tôi là một con ngựa, một con Ô thuần Việt… Chỉ có thế kiếp này tôi mới vẽ ngựa như thế chứ? Ôi! Bạn ơi! Đón Tết GIÁP NGỌ 2014.
-------------
(Bài đăng trên Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh số tháng 1+2 /2014)

5 nhận xét:

  1. Họa sĩ Lê Trí Dũng đã làm tôi thực sự Kính nể qua các bức minh họa anh vẽ cho các truyện ngắn trên tuần báo Văn Nghệ, đã từ cách này đôi chục năm của anh !
    Hình như anh luôn muốn cường điệu hóa cái thi vị của cuộc sống, cho nói thi vị hơn, kể cả cái không thi vị cũng vậy, anh cũng vẽ để cho nó không thi vị hơn ! Tôi kính phục tài năng của anh !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói rất chuẩn, tôi cũng nghĩ như vậy

      Xóa
  2. Xuân con Ngựa, đâu đâu cũng thấy nói về Ngựa, rờ đâu cũng thấy Ngựa. Hôm mùng 3 Tết bỗng rưng được xem 1 sê ri phỏng vấn trên Truyền hình về Hoạ sỹ Lê Trí Dũng - Được phong là Vua(vẽ) Ngựa của Việt Nam. Hôm đó mềnh thấy có cả Pác Phan Cẩm Thượng - Một nhà phê bình Mỹ thuật có tiếng.
    Mềnh là dân a ma tơ với lại là hàng hậu sinh nên chưa bít về Pác Dũng nhìu - chỉ bít Pác Thượng vì ngày trước có làm mấy tiểu án về Mỹ thuật nên bít vài bài phê bình rất ... phê của Pác í. Chuyện ngựa nghẽo năm ngựa tào lao xịt bụp chẳng đáng để quan tâm. Nhưng khi lên mạng sợt một chút thông tin về Pác Dũng thì ôi thôi 1 sê ri bài vít về pác í - toàn bom chùm lun. Hoành tráng hơn Pác còn có 1 triển lãm đầu Xuân với 60 bức tranh về ngựa - Pác í còn bật mí - không tính những bức cho, tặng,...vứt đi thì Pác í có khoảng 6 ngàn bức vẽ ngựa - kinh chưa.
    Thực ra mềnh k có í dìm hàng Pác í vì để có 1 sê ri tranh để triển lãm PR bản thân thì không phải ai cũng làm được. Nó rất nhiu khê và mất rất nhìu xiền. Tuy nhin khi xem Pác í nổ trên TH, trên báo hình, báo mạng - tiếng nổ chả thấy mà chỉ thấy khói đâm ra ngứa ngề ... xoi mói - cái tính mình nó vậy.
    Mềnh không được xem trực típ triển lãm của Pác í chỉ xem qua ảnh chụp một số Ngựa tiêu biểu và 1 số ngựa được sắp đặt trên trường quay thì thấy Pác í rất cẩu thả trong sáng tạo ... Ngựa.
    Thứ nhất chất liệu mà Pác ... sản xuất Ngựa là mực Tàu và giấy Dó. Giấy thì Ok rùi còn chất liệu mực Tàu thì ôi thôi chả khác gì Sơn dầu vì nó chẳng có sắc độ, sáng tối, đậm nhạt, xa gần - đặc trưng của mực Tàu
    Thứ hai, Ngựa đẹp nhất là cái Bờm, Đuôi - khi xem Ngựa của Từ Bi Hồng chỉ cần 1 nét phẩy của Bờm, nét xổ của Đuôi là thành 1 chú Ngựa - nó thật hoang dã và tự nhiên. Ở đây ngựa của Pác cái Bờm và Đuôi bác phẩy kỉu gì nhìn nó cứ cùn cùn, gẫy nát và vụn vặt, rối rắm... chả khác tóc Minh Hằng đi ra đường khi chưa dùng dầu gội đầu.
    Thứ 3, Ngựa trong tranh của Pác con thì giống Ngựa Mông Cổ(Chân bự, tròn lẳn, khớp chân tròn), con thì giống Ngựa Từ Bi Hồng(mạt dài, dáng phi), con thì giống Ngựa vùng Siberia(Bụng to, cổ chân lông xù) - chắc VN chẳng có ngựa nòi cho Pác tham khảo nên Pác lai giống tùm lum tà la.
    Thứ bốn, chỉ khi cưỡi ngựa hay trình diễn ta mới đóng cương cho nó. Ở đây Pác gò cương hết - Không thể đoán được ẩn í của Pác. Chỉ hiểu một điều đây là những chú ngựa đã được thuần hoá và chỉ được phép bay nhảy trong khuôn khổ - thế còn í ngĩa gì về tuấn mã nữa.
    Xem tranh Pác - nge Pác nổ thấy Pác ... NGỰA quá

    Trả lờiXóa
  3. Bộ tranh này rất đẹp và đầy tính nghệ thuật, cảm ơn tác giả

    Trả lờiXóa
  4. Các tác phẩm này đầy tính sáng tạo

    Trả lờiXóa

Xin mời đóng góp những ý kiến quý báu của bạn!