Tranh Đặng Tiến

Quang Việt
Xem tranh Đặng Tiến, ta như nhớ lại phong cách hội họa của các họa sỹ “Nabis”. Rất dễ thấy ở đây những ảnh hưởng đến từ tranh khắc gỗ Á Đông, nhất là tranh khắc gỗ Nhật Bản, mà như Nguyễn Tư Nghiêm đã từng nói: “Chúng ta lại trở về với ngôi nhà của chính mình, nhưng bằng con đường đi vòng qua châu Âu”.
Họa sỹ Đặng Tiến. Ảnh chụp 2018

Quá trình “đổi mới” hội họa ở nước ta (có thể tính từ 1980), về căn bản, đều bắt đầu từ sự khai phóng chủ nghĩa hiện thực xã hội trên cơ sở học tập, tiếp thu chủ nghĩa hậu ấn tượng và một số trào lưu nghệ thuật hiện đại khác của phương Tây.

"Dân tộc là cốt lõi, phương Tây là để dùng". Đó là phương châm đổi mới của người Trung Quốc. Và có lẽ nó chỉ khác với phương châm của người Việt Nam chúng ta trong cách diễn đạt mà thôi.

Xem tranh Đặng Tiến, ta như nhớ lại phong cách hội họa của các họa sỹ “Nabis”. Rất dễ thấy ở đây những ảnh hưởng đến từ tranh khắc gỗ Á Đông, nhất là tranh khắc gỗ Nhật Bản, mà như Nguyễn Tư Nghiêm đã từng nói: “Chúng ta lại trở về với ngôi nhà của chính mình, nhưng bằng con đường đi vòng qua châu Âu”.

Nổi bật trong tranh Đặng Tiến là tính hiện thực pha lẫn tính trang trí, trong những hiệu quả trữ tình và trầm lặng, với lối bố cục có định hướng lớn, ít nhiều đột ngột, chủ thể rõ, hình mảng khúc chiết, hầu như phẳng, một trò chơi sắc - độ của hội họa sáng. Cái nhìn của người vẽ là cái nhìn toàn bộ, hầu như chủ quan, không bị chi phối độc đoán bởi sự phức tạp thường có của sáng tối, đậm nhạt trong ánh sáng tự nhiên; các vật như tự chúng tách ra, đơn giản và tế nhị, vừa theo quan sát vừa theo cảm giác, ngay cả bóng của vật in lung linh trên mặt nước cũng được quy vào những đường viền đơn giản.

Trong một lối vẽ tự hạn chế về phương tiện như vậy, cách bôi màu bằng những vệt bút rung rinh dường như sẽ quyết định phẩm chất của hội họa, thậm chí đẩy hội họa tới mức siêu hình. Nó làm lạ sự vật, những sự vật mà ai ai cũng đều như đã nhìn thấy, đã quen thuộc, nhưng lại không tước đi “nghĩa” cơ bản của chúng, để rồi đưa đến cho sự vật những ý nghĩa, những ẩn dụ mới nào đó, đôi khi khá bất ngờ, làm cho người xem nhớ được và lưu luyến. Trên hướng đi này, Đặng Tiến có thể còn đi được lâu, được xa. Bởi vì suy cho cùng, hội họa của anh vẫn là thứ hội họa tiếp xúc với thiên nhiên, “nguồn mạch vô tận và vĩnh cửu” của các họa sỹ.

Đặng Tiến - Nắng Xuân Mường Hịch - Sơn dầu (100cm x 100cm) 2018
Sưu tập của ông ông Trương Nhật Quang (TP. HCM)

Đặng Tiến
Chiều Mai Hịch - Sơn dầu (80x100cm) 2018

Đặng Tiến
Mai Châu mùa hoa xoan - Sơn dầu (80x100cm) 2018

Đặng Tiến
Tháng giêng ngoại thành - Sơn dầu (75x90cm) 2018

Đặng Tiến - Ngày Xuân ở Thủy Nguyên - Sơn dầu (75cm x 90cm) 2018

Đặng Tiến - Sương sớm - Sơn dầu (100cm x 125cm) 2017
Sưu tập của ông ông Trương Nhật Quang (TP. HCM)

Đặng Tiến - Nắng xuân - Sơn dầu (100cm x 125cm) 2017

Đặng Tiến - Mùa hoa xoan - Sơn dầu (100cm x 120cm) 2017
(Sưu tập của bà Khuất Khải Hoàn)

Đặng Tiến - Đang là mùa Xuân - Sơn dầu (100cm x 120cm) 2017

Đặng Tiến - Cơn dông - Sơn dầu (100cm x 100cm) 2017

Đặng Tiến - Quán nước ven đường - Sơn dầu (80cm x 100cm) 2017
Sưu tập của ông ông Trương Nhật Quang (TP. HCM)

Đặng Tiến - Phong cảnh biển - Sơn dầu (120cm x 155cm) 2017
Sưu tập của ông Đặng Dương Anh

Đặng Tiến -  Biển lặng - Sơn dầu (150cm x 300cm) 2017

Đặng Tiến - Con đường nhỏ - Sơn dầu (80x100cm) 2017
Sưu tập của ông Trần Quốc Khánh (Hà Nội)

Đặng Tiến - Phong cảnh chiều - Sơn dầu (80x100cm) 2017
Sưu tập của ông ông Trương Nhật Quang (TP. HCM)

Đặng Tiến - Sau mưa - Sơn dầu (80x100cm) 2017

Đặng Tiến - Cát Hải ngày trở trời - Sơn dầu (80x120cm) 2017
Sưu tập của ông Trần Quốc Khánh (Hà Nội)

Đặng Tiến - Buổi trưa ở bến cá Ngọc Hải - Sơn dầu (80cmx120cm) 2017

Đặng Tiến - Mùa hoa xoan - Sơn dầu (115cmx135cm) 2017
(Sưu tập của Eight Gallery, TP.HCM)

Đặng Tiến - Hoàng hôn trên sông - Sơn dầu (100cmx150cm) 2017
Sưu tập của ông Nguyễn Thiều Quang (TP.HCM)

Đặng Tiến - Nắng đảo - Sơn dầu (80cm x 120cm) 2017
Sưu tập ông Bùi Quốc Bảo, Hà Nội

Đặng Tiến - Những cây phi lao bên hồ - Sơn dầu (70cmx80cm) 2017
Sưu tập của ông Phạm Hiếu (Hà Nội)

Đặng Tiến - Chiều vàng - Sơn dầu (100cm x 150cm) 2017
Sưu tập của bà Trần Thị Thu Hiền (TP. HCM)

Đặng Tiến - Trên mặt đầm - sơn dầu (150cm x 250cm) 2016
(Sưu tập của ông Trần Hậu Tuấn)

Đặng Tiến - Tràng Kênh, mùa cây thay lá - Sơn dầu (150cm x 300cm) 2016
(Sưu tập của ông Trần Hậu Tuấn)

Đặng Tiến - Chiều đông - Sơn dầu (80cm x 100cm) 2016
(Sưu tập của ông Trần Hậu Tuấn)

Đặng Tiến - Hàng cây bên hồ - Sơn dầu (60cmx50cm) 2016
Sưu tập của ông ông Trương Nhật Quang (TP. HCM)

Đặng Tiến - Con tàu cũ - Sơn dầu (70cm x 80cm) - 2016

Đặng Tiến - Buổi sáng Lập Lễ - Sơn dầu (85cm x 133cm) - 2016
(Sưu tập của bà Phạm Thị Thu, TP.HCM)

Đặng Tiến - Về bến - Sơn dầu (80cm x 100cm) - 2016

Đặng Tiến - Bến vắng - Sơn dầu (120x150cm) 2016
Giải C, Triển lãm Mỹ thuật khu vực đồng bằng Sông Hồng (Mở rộng) lần thứ 22 - Hải Dương 2017

Đặng Tiến - Chiều trung du - Sơn dầu (80cm x 100cm) 2016
(Sưu tập của ông Trần Hậu Tuấn)

Đặng Tiến - Buổi sớm - Sơn dầu (148x98cm) 2017
Sưu tập của ông ông Trương Nhât Quang (TP. HCM)

Oscar Wilde đã từng viết: "Art only begins where imitation ends" (Nghệ thuật chỉ bắt đầu ở nơi sự mô phỏng thiên nhiên kết thúc). Hội họa của Đặng Tiến cũng đang bắt đầu ở điểm kết thúc ấy.
--------------------
--------------------
Xem thêm:

3 nhận xét:

  1. Rất đẹp, cảm ơn tác giả

    Trả lờiXóa
  2. Những bức tranh của Đặng Tiến rất đẹp và nên thơ, cảm ơn tác giả

    Trả lờiXóa
  3. Đặng Tiến là một họa sỹ rất tài ba

    Trả lờiXóa

Xin mời đóng góp những ý kiến quý báu của bạn!